Hệ thống phanh abs là một trong những bộ phận an toàn quan trọng nhất của xe, giúp người lái giảm tốc độ khi đang tham gia giao thông. Việc sử dụng thành thạo hệ thống ABS giúp bạn lái xe an toàn trên mọi nẻo đường. Tuy nhiên nếu không phải là người có nhiều am hiểu về xe ô tô thì sẽ không biết nhiều về abs, hiểu được điều đó bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến hệ thống phanh này nhé.
1. Phanh abs là gì?
Hệ thống phanh abs sử dụng trong ô tô
Phanh abs là gì? Hệ thống phanh abs là gì? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ các bạn đọc giả. Có thể các bạn đã từng nghe đến phanh abs rất nhiều nhưng không nhiều người thật sự hiểu về nó.
Phanh abs tên tiếng anh là Anti-Lock Brake System, đây là một trong những thiết bị an toàn quan trọng bậc nhất mà bất kỳ chiếc xe nào cũng có. Cơ cấu phanh điều khiển điện tử có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe khi người lái giảm tốc độ khẩn cấp. Nếu không có phanh abs khi bạn giảm tốc độ đột ngột rất dễ xảy ra hiện tượng văng trượt và mất kiểm soát lái xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Phanh hoạt động theo nguyên lý tự động, chỉ cần người lái đạp phanh dứt khoát thì hệ thống abs sẽ tự động nhấp nhả phanh liên tục
2. Cấu tạo hệ thống phanh abs
Hệ thống phanh abs được cấu tạo bởi 4 bộ phận đó là: cảm biến tốc độ, cảm biến giảm tốc, bộ chấp hành abs và hộp điều khiển abs. Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có những chức năng riêng, cụ thể như sau:
- Cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ bao gồm nam châm vĩnh cữu, cuộn dây và lõi từ. Mỗi chiếc xe khác nhau sẽ được lắp đặt cảm biến tốc độ khác nhau. Cảm biến hoạt động dựa theo nguyên lý khi xe chuyển động các bánh xe dẫn động rôto quay, sinh ra một điện áp xoay chiều có tần số tỷ lệ với tốc độ quay của rôto. Điện áp AC này báo cho ABS ECU biết tốc độ bánh xe.
- Cảm biến giảm tốc
Cảm biến giảm tốc có 2 loại đó là cảm biến giảm tốc dặt dọc và cảm biến giảm tốc đặt ngang. Loại cảm biến này có tác dụng giúp hệ thống phanh abs có thể đo trực tiếp sự giảm tốc của bánh xe để điều chỉnh áp suất dầu phanh nhanh chóng và chính xác nhất.
- Bộ chấp hành ABS
Bộ chấp hành ABS có các bộ phận bao gồm: Các van điện từ, motor điện dẫn động bơm dầu, bơm dầu và bình tích áp. Bộ chấp hành có tác dụng cung cấp áp suất cho xylanh phanh bánh xe theo sự điều khiển của ABS ECU
- Hộp điều khiển ABS
Hộp điều khiển ABS có chức năng vô cùng quan trọng trong hệ thống phanh abs. Giup nhận biết thông tin về tốc độ góc các bánh xe và cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thủy lực
3. Phân loại abs
Phân loại abs
Hệ thống phanh abs trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ tương ứng và phù hợp với hệ thống xe sử dụng. Dựa vào số lượng kênh và số lượng cảm biến vận tốc chúng ta phân loại abs ra làm 2 loại chính đó là:
- Loại 1 bao gồm 4 kênh và 4 cảm biến vận tốc
Đây là hệ thống phanh được sự dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Mỗi bánh đều được kiểm soát bởi 1 cảm biến tốc độ và áp lực của má phanh lên từng bánh cũng có thể được điều chỉnh độc lập qua từng van ở mỗi bánh.
- Loại 2 bao gồm 3 kênh và 3 cảm biến vận tốc
Đây là loại ít được sử dụng hơn, chủ yếu dùng cho các loại xe bán tải. hệ thống phanh loại 2 kiểm soát lực tốt trên 2 bánh trước của xe
4. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của phanh abs khá đơn giản. dựa trên cảm biến tốc độ của từng bánh xe. Ban đầu xe sẽ nhận thông tin từ cảm biến để biết tình trang tốc độ của bánh xe thế nào, sau đó hộp điều khiển abs tiếp nhận thông tin và phát hiện kịp thời hiện tượng bó cứng khi phanh gấp để kích hoạt hệ thống chống trơn trượt ra khỏi mặt đường.
Bạn đang muốn mua xe ô tô và quan tâm đến hệ thống phanh abs thì chắc chắn với những thông tin trên đã cung cấp cho các bạn nhiều điều bổ ích rồi phải không nào. Việc trang bị cho bạn thân đầy đủ kiến thức cơ bản về các hệ thống an toàn trên xe như: cảm biến lùi, hệ thống phanh cbs,..sẽ giúp bạn yên tâm khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho cả gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét